1. Mật ong để được bao lâu?
- Trung bình mật ong chỉ nên sử dụng trong vòng 2 năm kể từ khi khai thác.
- Với mật ong rừng, do có tiếp xúc với phấn hoa nên dễ lên men, gây chua, vì thế chỉ dùng được trong 2 năm.
- Với mật ong nuôi, bạn có thể sử dụng đến 3 năm, sau đó không nên dùng tiếp.
- Với các loại mật ong không rõ ngày lấy mật thì bạn không nên mua nhiều và cần sử dụng nhanh, không dự trữ lâu để tránh mật ong bị hư, không dùng được.
2. Dụng cụ để bảo quản mật ong
Chai lọ, bình đựng thủy tinh
Chai lọ, bình đựng thủy tinh là lựa chọn lý tưởng vì độ thẩm mỹ cao, rắn chắc, không màu, không gây mùi khó chịu làm ảnh hưởng đến mật ong. Tuy nhiên, loại vật liệu này khá dễ vỡ nên bạn cần cẩn thận khi sử dụng nhé!
Chai lọ, bình đựng thủy tinh
Chai nhựa plastic
Nếu sử dụng chai nhựa plastic để bảo quản mật ong thì bạn cần lựa chọn loại nhựa chất lượng cao, tốt và an toàn.
Ưu điểm của loại vật liệu này là dễ vận chuyển, không bị vỡ khi va đập mạnh nên có thể đảm bảo mật ong chứa đựng bên trong được bảo toàn.
Chai nhựa plastic đa dạng chủng loại, chất lượng cao của Dakifood
Không nên đựng mật ong trong chai lọ gỗ hoặc kim loại
Bạn không nên sử dụng chai lọ gỗ hoặc kim loại để bảo quản mật ong nguyên chất, điều đó hoàn toàn không có lợi.
Mật ong khi đựng lâu ngày trong lọ gỗ sẽ hấp thụ mùi của gỗ, làm ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng mật ong bên trong, chưa kể loại vật liệu này khá dễ bị mốc khi gặp môi trường ẩm ướt.
Còn với các chai lọ bằng kim loại để đựng mật ong thì lâu dần các chất có trong kim loại và mật ong có thể kết hợp với nhau, gây nên độc tố. Vì thế, bạn cần tránh dùng 2 vật liệu này khi bảo quản mật ong nhé!
Không nên đựng mật ong trong chai lọ gỗ hoặc kim loại
3. Bảo quản mật ong ở nhiệt độ bao nhiêu?
Gian bếp là nơi khô thoáng, tuy nhiên lại không thích hợp để bảo quản mật ong vì nhiệt độ tại đây thường không ổn định do nấu nướng, điều này sẽ làm mật ong dậy mùi, chuyển màu và nhanh hỏng.
Nhiệt độ lý tưởng để bảo quản mật ong là từ 21 - 27 độ C, vì thế việc để mật ong trong tủ lạnh là không nên vì sẽ làm mật ong cô đặc và sau đó là kết tủa thành đường.
4. Bảo quản mật ong ở đâu?
Bạn nên bảo quản mật ong ở nơi khô ráo, thoáng mát, những chỗ khuất sáng sẽ là nơi giữ được chất lượng mật ong tốt nhất.
Không để mật ong dưới nền gạch vì thường nhiệt độ khá thấp sẽ làm mật ong của bạn kết tinh. Tránh xa những nguồn tạo nhiệt (nóng và lạnh) để đảm bảo chất lượng mật ong.
5. Lưu ý khi bảo quản mật ong
Không để mật ong gần những nơi có mùi
Mật ong khá dễ bị lây mùi từ những vật phẩm khác, vì thế bạn cần để mật ong tránh xa các vật gây mùi làm mất đi hương thơm đặc trưng của mật ong.
Các loại thực phẩm cần đặt xa mật ong có thể kể đến như: thịt bò, cá, hành, tỏi,...
Tránh ánh nắng chiếu trực tiếp vào mật ong
Ánh nắng cũng là nguồn tạo nhiệt cho nên đây không phải là điều tốt để bảo quản mật ong.
Mặc dù ánh nắng mặt trời mang đến nhiều tác dụng, tuy nhiên lâu dần sẽ làm mật ong chuyển màu, gây mùi và bị hư hỏng.
Hạn chế không khí và nước lọt vào lọ đựng mật ong nguyên chất
Nước và không khí là những nguyên nhân gây hư hại mật ong. Trong không khí có nhiều bụi bẩn, dễ làm mật ong bị oxy hóa làm biến đổi chất dinh dưỡng vốn có của mật ong.
Còn nước thì khi kết hợp với mật ong trong thời gian nhất định sẽ làm chúng lên men, không thể sử dụng được nữa.
Khi bảo quản, cần chú ý không nên vặn nắp quá chặt vì sẽ dễ tạo ra khí gas và sủi bọt, nên bạn chỉ cần vặn nhẹ là được. Việc vặn nhẹ nắp này cũng đủ để đảm bảo nước và không khí bên ngoài không vào được lọ, chai, giúp ổn định chất lượng mật ong bên trong.
Cách nhận biết mật ong đã bị giảm chất lượng
Mật ong có thời gian sử dụng nhất định, bạn cần quan sát những biểu hiện sau đây để nhận biết mật ong có còn sử dụng được hay không nhé!
- Về màu sắc, nếu mật ong của bạn càng ngày càng tối màu hơn so với lúc mua ban đầu thì cần tránh sử dụng tiếp.
- Về mùi vị, mật ong khi hỏng sẽ lên men chua, vì thế hãy nếm thử mật ong, nếu không còn vị ngọt mà thay bằng vị chua, cay, xuất hiện bọt khí thì đó là mật ong đã hết hạn dùng.
6. Tại sao không nên bảo quản mật ong trong tủ lạnh?
Mật ong tốt, nguyên chất có thể sử dụng được đến tận 1 - 2 năm ở nhiệt độ thường.
Việc bảo quản mật ong trong tủ lạnh là không nên, vì chỉ cần nhiệt độ dưới 18 độ C là mật ong đã có hiện tượng kết tinh (lắng đường), nổi bọt nhỏ li ti và sau đó là đóng lại trên lọ, chai chứa đựng. Vì thế, bạn không nên cho mật ong vào tủ lạnh để bảo quản nhé!
7. Cách bảo quản mật ong khỏi bị kiến
Có 3 cách để mật ong của bạn khỏi bị kiến trong quá trình bảo quản, đó là: lau sạch miệng lọ sau khi sử dụng, để lọ mật ong trong chén nước nhỏ hoặc đậy kín lọ mật ong trong hộp nhựa lớn.
7.1 Lau sạch miệng lọ sau khi sử dụng
Trong lúc dùng mật ong, chắc hẳn sẽ không tránh khỏi việc mật ong bám lại trên các vị trí như miệng lọ, nắp lọ,... và đây là 1 trong những nguyên nhân dẫn đến bị kiến vào.
Vì thế, bạn cần chú ý dùng khăn lau sạch phần miệng lọ mật ong sau khi sử dụng xong, kết hợp vặn kín nắp lọ để kiến không nghe thấy được mùi.
Lau sạch miệng lọ sau khi sử dụng
7.2 Để lọ mật ong trong chén nước nhỏ
Đây là cách làm phổ biến để tránh việc kiến bám vào những thực phẩm có vị ngọt như đường, mật ong,...
Kiến sợ nước, vì thế bạn hãy cho nước vào khoảng 1/3 chén, sau đó đặt lọ mật ong vào giữa, như vậy kiến sẽ không làm ảnh hưởng đến chất lượng mật ong nữa. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý việc nước bị đọng xuống sàn hoặc bất cẩn làm đổ chén nước nhé!
Để lọ mật ong trong chén nước nhỏ
7.3 Đậy kín lọ mật ong trong hộp nhựa lớn
Một cách đơn giản và hiệu quả khác để tránh mật ong bị kiến đó là cho lọ mật ong vào hộp và đậy kín. Việc tạo thêm 1 "bức tường rào khép kín" này sẽ giúp ngăn chặn kiến nghe mùi, cũng như cũng sẽ khó có thể vào được bên trong hộp đựng.
Đậy kín lọ mật ong trong hộp nhựa lớn
8. Cách bảo quản mật ong còn nguyên sáp
Mật ong còn nguyên sáp cần phải được vắt sau khoảng 5 - 6 tháng kể từ khi lấy mật từ ổ. Việc để quá lâu sẽ dẫn đến hiện tượng mật ong lên men tự nhiên, không dùng tiếp được.
Sau khi lấy mật ong từ sáp ra, bạn hãy bảo quản vào lọ, chai với các vật liệu phù hợp cùng các lưu ý đã kể trên để đảm bảo mật ong được giữ nguyên chất lượng nhé!